Gà trong quá trình nuôi rất dễ gặp tình trạng đi ỉa phân trắng, phân xanh. Đặc biệt gà con khi gặp tình trạng này có tỷ lệ chết rất cao nếu như không được chữa trị kịp thời. Tình trạnh gà ỉa phân trắng, phân xanh là do căn bệnh nào gây ra? Cách điều trị và phòng bệnh như nào cho hiệu quả? Những câu hỏi này sẽ được Mebipha giải đáp cho bà con chăn nuôi gà trong bài viết dưới đây.

Đang xem: Bệnh phã¢n xanh phã¢n trắng ở gã , nguyãªn nhã¢n vã  cã¡ch chữa

*

Gà ỉa phân trắng, phân xanh
Nguyên nhân gà ỉa phân trắng, phân xanh

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến gà ỉa phân trắng, phân xanh là do mắc bệnh thương hàn, E.coli hoặc tụ huyết trùng.

Triệu chứng

Những triệu chứng của bệnh thương hàn, bệnh do Ecoli và bệnh tụ huyết trùng trên gia cầm mà bà con chăn nuôi cần biết.

Bệnh thương hàn

Mỗi lứa tuổi gà khi mắc bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau:

Đối với gà con (từ 1-3 tuần tuổi): ủ rũ, ít vận động, mắt lim dim, kêu chiếp chiếp liên hồi, bỏ ăn, bỏ uống, cánh xệ, đứng tụm thành đám. Kèm theo tiêu chảy phân lỏng, mùi hôi thối, màu vàng lục. Về sau phân trắng như vôi và bết quanh hậu môn, bụng chướng, phình to khiến gà chết nhanh. Đôi khi sẽ thấy triệu chứng phù ở khớp nối xương ống chân – cổ chân. Tỷ lệ chết từ 70-100% ở thể cấp tính.

Đối với gà lớn: Thường có biểu hiện tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước, mào nhợt nhạt. Gà mái bị bệnh xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc, bụng gà trễ xuống. Gà ốm yếu, giảm ăn, sụt cân. Với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm, ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm, nang trứng méo mó dị hình. Gà trống bị bệnh thì chủ yếu là viêm dịch hoàn.

*

Gà bị thương hàn
Bệnh do E.coli

Biểu hiện chung của bệnh: gà con bị mềm nhũn, gầy gò, ủ rũ, xù lông, khó thở, ỉa chảy ra phân màu trắng hơi xanh và nhiều nước, có biểu hiện viêm khớp, đi đứng loạng choạng, không vững, đầu và cổ lắc lư, bệnh nặng dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc viêm da và chết hàng loạt sau 5 ngày phát bệnh. Đối với gà trưởng thành, do sức đề kháng tốt nên tỷ lệ chết thấp hơn, gà đẻ trứng có tỷ lệ đẻ giảm nhanh, bỏ ăn, gầy gò, viêm khớp, bại liệt.

*

Gà bị Ecoli
Bệnh tụ huyết trùng

Thường xuất hiện ở gà 2 tháng tuổi, phổ biến nhất là thể cấp tính với các triệu chứng: Gà sốt cao (42 – 43 độ C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, có bọt và lẫn máu, nhịp thở tăng. Phân gà lỏng, có chất nhầy, có nước màu hơi trắng sau đó trở nên xanh lá hoặc nâu. Mào gà tím tái do tụ máu, thở khó, cuối cùng gà chết do ngạt thở.

*

Ga bị tụ huyết trù
Cách điều trị

Trước tiên bà con cần xác định nguyên nhân gây hiện tượng gà ỉa phân trắng, phân xanh nhờ vào sự giúp đỡ của bác sỹ thú y. Bệnh thương hàn, E.coli, tụ huyết trùng đều do vi khuẩn gây ra nên có thể sử dụng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh để điều trị theo liều hướng dẫn của nhà sản xuất:

Đối với bệnh thương hàn thì bà con có thể sử dụng một trong các sản phẩm kháng sinh có hiệu quả cao như sau: MEBI-ENROFLOX ORAL, MEBI-COLI WS, NORFLOX 20, FLORDOX S, TERRA-NEOCINE, MEBI-OXOMIX 20%,…

Đối với bệnh do E.coli, sử dụng các sản phẩm kháng sinh có tác dụng cao đối với vi khuẩn E.coli như CEFTRI ONE 50 INJ, MEBI-AMPICOLI, KITASAMYCINE, MEBI-COLI WS, FLORDOX, TILMI ORAL,…

Đối với bệnh tụ huyết trùng, bà con có thể tham khảo các sản phẩm như CEFTRI ONE 50 INJ, TYLOCAN 20% INJ, AMOX WSP, AMPICOLI VIP,…

Trong thời gian điều trị bệnh, bà con cần kết hợp thêm các sản phẩm vitamin, chất điện giải, men tiêu hóa, giải độc gan thận để tăng sức đề kháng cho gà nhanh khỏi bệnh hơn, có thể sử dụng: BCOMPLEX C, VITAMIN C 10%, MEBI-ORGALYTE, LACTOZYME, MEBILACTYL, MEBISOL-B12, HEPASOL-B12,…

Khi điều trị đúng cách, tỉ lệ gà chết do ỉa chảy phân trắng, phân xanh sẽ giảm và hệ thống miễn dịch của gia cầm được cải thiện.

Phòng bệnh

Vào thời điểm giao mùa nên cho gà uống kháng sinh từ 3-5 ngày để phòng bệnh, có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau: AMOX WSP, MEBI-AMPICOLI, TERRA-NEOCINE. Trong giai đoạn úm, mỗi tuần dùng một đợt kháng sinh 2 ngày để phòng bệnh. Chủng vaccine bệnh tụ huyết trùng lúc gà được 1 tháng tuổi. Đồng thời, tiến hành các biện pháp sau:

– Sát trùng kỹ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp trứng.

– Kiểm tra toàn bộ đàn gà giống bằng phản ứng huyết thanh để loại bỏ những con gà mang mầm bệnh

– Tiến hành biện pháp nuôi cách ly gà con với gà lớn.

– Bổ sung dinh dưỡng, vitamin đầy đủ để gà con có sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: Dung Dịch Đệm Và Những Điều Chưa Bật Mí, Hệ Đệm Có Vai Trò Gì Trong Đời Sống

Kết luận

Phía trên là 3 căn bệnh gây ra tình trạng gà đi ỉa phân trắng, phân xanh gây ra tình trạng gà con chết cao và chất lượng trứng thấp. Khi bà con phát hiện bệnh có thể sử dụng cách điều trị mà Mebipha cung cấp phía trên và áp dụng các bệnh pháp phòng bệnh hiệu quả. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Gà ỉa phân trắng – phân xanh; gà ủ rũ, đi phân trắng; gà bị đau bụng;… là triệu chứng của bệnh gì? Làm sao trị dứt điểm tình trạng gà đi phân trắng?… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Gà ỉa phân trắng – phân xanh là bệnh gì?

Trong quá trình nuôi bạn thấy gà có các dấu hiệu như ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, đau bụng,… Ngoài ra phân thường khá lỏng, lẫn màu trắng hoặc xanh. Theo các chuyên gia về gia súc – gia cầm thì 80% là gà chiến của bạn nhiễm bệnh Bạch lị, Thương hàn hoặc Suy giảm hệ miễn dịch.

*

Gà đi phân trắng – phân xanh

Ngoài các trường hợp bị bệnh ở trên thì nhiều kê sư giàu kinh nghiệm cho biết, gà đá quá sức dẫn đến tổn thương nghiêm trọng nội tạng, sưng phù bầu diều, thủng ruột,… cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gà ỉa phân trắng, phân xanh.

Gà ỉa phân trắng, gà bị đau bụng, ủ rủ – Hướng dẫn cách điều trị

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa trị bệnh gà ỉa phân trắng đi kèm các hiện tượng như đau bụng, ủ rũ. Vậy nên chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại thuốc đặc trị hiệu quả được nhiều kê sư khuyên dùng. Cụ thể:

Trị bệnh gà ỉa phân trắng theo phương pháp thú y

Ra tiệm thú y gần nhà mua các loại kháng sinh sau:

– Oracin-pharm: Tỷ lệ pha 100ml/50 – 200 lít nước uống

– Ampi-pharm: Tỷ lệ pha 10g/ lít nước

– Pharcolivet: Tỷ lệ pha 10g/ 2.5 lít nước

– Pharmequin: Tỷ lệ pha 1g/ lít nước

– D.T.C hoặc Enroflox 5%: Tỷ lệ pha 2g/ lít nước uống

– Pharm-flox: Tỷ lệ pha 10g/ 4 lít nước uống

– Pharpoltrim: Tỷ lệ pha 10g/ 3 lít nước uống

*

Enroflox 5%

Ngoài ra còn một số kháng sinh mà bạn có thể lựa chọn như: Pharamox g, D-pharm, Pharamox,… Có thể sử dụng kèm các loại thuốc như Step, Croxuyt, Teta,..

Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần pha kháng sinh đúng với lượng nước uống theo quy định rồi cho gà nhiễm bệnh sử dụng. Nếu điều trị thì dùng ít nhất 5 – 7 ngày, đến khi gà chiến có dấu hiệu đi phân bình thường, ăn uống đều độ. Ngược lại nếu phòng thì chỉ cần cho uống 3 – 5 ngày là được.

Trị bệnh gà ủ rũ – đi phân trắng bằng men tiêu hóa

Nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ỉa phân trắng – phân xanh của chiến kê là do nhiễm khuẩn đường ruột thì nên cho gà sử dụng men tiêu hóa. Bạn có thể dễ dàng mua ở các tiệm thuốc tây.

Cách dùng như sau: Cho gà uống 1 ngày 3 lần vào sáng/ trưa/ chiều sau khi ăn. Mỗi lần uống khoảng 1ml – 2ml men tiêu hóa đã pha loãng với nước. Cho chiến kê sử dụng ít nhất 3 – 7 ngày (tùy tình trạng bệnh của gà).

Trị bệnh gà bị đau bụng – ỉa phân trắng phân xanh bằng phương pháp dân gian

Có rất nhiều anh em ở những nơi điều kiện kinh tế chưa phát triển, cụ thể là ở vùng sâu vùng xa. Hay với những bạn nhà cách xa tiệm thuốc tây, thú y,.. thì có thể trị gà ỉa phân trắng kèm các dấu hiệu như ủ rũ, đau bụng bằng phương pháp dân gian.

Xem thêm: Trường thpt lê viết thuật công bố điểm chuẩn vào lớp 10, trường thpt lê viết thuật

*

Lá ổi kích thích đi ngoài hiệu quả

Các bạn nên hái các lá cây như lá ổi, lá táo, lá mơ, lá phèn đen,… rửa sạch rồi cho gà ăn trực tiếp để kích thích đi ngoài. Nhất là những con đi đá trường về nuốt phải máu đờm vào bụng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Việc kích thích đi ngoài sẽ làm sạch đường ruột của chúng. Ngoài ra nếu gà có hiện tượng khó tiêu có thể dùng tỏi hoặc gừng – đập nát rồi cho ăn trực tiếp.

Trị bệnh gà ỉa phân trắng bằng phương pháp thủ công thì hiệu quả không mang lại nhanh bằng dùng thuốc. Vậy nên anh em nên kiên trì khi sử dụng hoặc mua sẵn thuốc phòng trong nhà. Lưu ý trong quá trình trị bệnh cho gà nhớ thay đổi thức ăn dễ tiêu, quan sát khẩu phần ăn hàng ngày, bổ sung nhiều nước,…

Chuyên mục
Kỹ thuật chơi gà
TAGđi phân trắnggà bị đau bụnggà ỉa phân trắnggà ủ rũ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *