Ban nhân sự có lẽ là phòng ban gây nhiều sự khó hiểu nhất trong toàn bộ tổ chức của bạn — mọi người đều biết họ quan trọng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ngành này.
Đang xem: Nhân sự là làm gì? các mảng công việc của phòng nhân sự
Vậy nhân sự là gì? Làm nhân sự là làm gì?
Dưới đây, bạn hãy cùng Glints tìm hiểu chuyên sâu về những công việc của nhân viên phòng nhân sự làm (hoặc những gì họ nên làm) cùng với mức lương của ngành này nhé.
Nhân sự là gì? Hiểu đúng về nghề nhân sự
Công việc của nhân viên nhân sự gồm những gì?
Nhân viên nhân sự làm gì để đáp ứng xu thế mới trong nghề?
Nhân sự là gì? Hiểu đúng về nghề nhân sự
Nhân sự là gì?
Nói một cách dễ hiểu, ban nhân sự (HR – Human Resources) là một nhóm chịu trách nhiệm quản lý vòng đời của nhân sự công ty (tức là chiêu mộ, tuyển dụng, giới thiệu, đào tạo và sa thải nhân viên) và quản lý các phúc lợi của nhân viên.
Công việc của nhân viên nhân sự làm gì
Các mảng công việc của ban nhân sự bao gồm: tuyển dụng, đào tạo và phát triển, công việc hành chính, C&B (lương thưởng & phúc lợi), quản lý và đánh giá hiệu quả, quản trị nguồn nhân lực, phân tích và báo cáo.
Chúng mình hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các mảng công việc nhân sự là gì nhé!
Mảng tuyển dụng
Tuyển dụng chính là vai trò chủ chốt của phòng Nhân sự. HR cần hiểu nhu cầu của doanh nghiệp và đảm bảo rằng những nhu cầu đó được đáp ứng khi tuyển dụng cho các vị trí mới.
Ngành tuyển dụng nhân sự không đơn giản như chỉ tung ra một quảng cáo trên các trang tìm việc làm. Bạn sẽ cần phải phân tích thị trường, tham khảo ý kiến các bên liên quan và quản lý ngân sách.
Một số công việc mà nhân viên tổ tuyển dụng cần thực hiện:
Lên kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu của công ty
Đảm bảo rằng tin tuyển dụng được đăng ở các website tuyển dụng lớn và phổ biến, sao cho tiếp cận được càng nhiều ứng viên tiềm năng càng tốt. Đồng thời đảm bảo rằng thông tin được đăng chính xác và đầy đủ.Lọc CV, tuyển chọn và lưu lại hồ sơ của ứng viên
Sắp xếp buổi hẹn phỏng vấn
Tổ chức một số hoạt động, event nhằm thu hút các ứng viên tiềm năng
Mảng đào tạo và phát triển
Sau khi đã tuyển dụng được những ứng viên có đủ tố chất mà công ty yêu cầu, phòng Nhân sự sẽ đảm nhiệm công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên.
Mảng đào tạo và phát triển đề cập đến các hoạt động giáo dục trong một công ty do phòng Nhân sự tạo ra để nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên, đồng thời cung cấp thông tin, nội quy và hướng dẫn về cách thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ cụ thể.
Trong quá trình đào tạo, mục đích của nhân viên là phát triển các kỹ năng bổ sung và đồng thời được đào tạo về đạo đức nghề nghiệp.
Mảng công việc hành chính
Trách nhiệm hành chính của phòng Nhân sự bao gồm các công việc quản lý tổng thể nhân viên, thực thi các chính sách của ban lãnh đạo, điều tra nội bộ khi cần thiết…Cụ thể:
Tổ chức sắp xếp và lưu trữ hồ sơ nhân sự
Cập nhật thông tin nội bộ (ví dụ: ghi chú thời gian nghỉ phép, thai sản, tăng ca)Chuẩn bị các tài liệu nhân sự, như hợp đồng lao động và hướng dẫn tuyển dụng mới
Sửa đổi các chính sách của công ty
Liên hệ với những đối tác bên ngoài, như các nhà cung cấp bảo hiểm và bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật
Tạo báo cáo và trình bày thường xuyên về các chỉ số nhân sự (ví dụ: tỷ lệ doanh thu)Giải đáp các câu hỏi của nhân viên về vấn đề liên quan đến ban nhân sự
Hỗ trợ bộ phận tính lương bằng cách cung cấp thông tin nhân viên có liên quan (ví dụ: nghỉ phép, ngày ốm và lịch làm việc)Sắp xếp chỗ ở cho chuyến du lịch và xử lý các biểu mẫu chi phí
Tham gia vào các sự kiện nhân sự (sự kiện hội chợ việc làm, sự kiện tổng kết cuối năm,…)
Mảng công việc C&B – lương và phúc lợi
Bên cạnh công tác trả lương hằng tháng sao cho xứng đáng với công sức lao động của nhân viên thì mảng phúc lợi – tức là những lợi ích không quy ra bằng tiền mặt của một doanh nghiệp dành cho nhân viên của mình cũng đóng vai trò rất quan trọng để tạo động lực và giữ chân nhân viên.
Các công việc trong mảng C&B có thể kể đến như:
Tính lương, thuế thu nhập cá nhân (TNCN), phụ cấp và thưởng cho nhân viên mỗi tháng
Lập các báo cáo chi phí, bảng lương cho nhân viên nội bộ hàng tháng, báo cáo thuế TNCN và các báo cáo khác theo quy định khác cho cơ quan chức năng
Xử lý các hoạt động nhân sự và quản lý quyền lợi bao gồm tự bảo hiểm, nhân thọ, bảo hiểm y tế cũng như quản lý quyền lợi người nước ngoài, đối tác & giám đốc;Hỗ trợ Giám đốc Nhân sự phát triển và thực hiện chương trình khen thưởng & ghi nhận, chăm sóc sức khỏe
Chuẩn bị dữ liệu và tiến hành thu thập khảo sát lương
Quản lý dữ liệu, giấy tờ hồ sơ của nhân viên, các hợp đồng lao động, cơ sở dữ liệu tăng ca, làm thêm giờ
Hỗ trợ các Giám đốc Nhân sự trong việc xem xét lương hàng năm, đánh giá hiệu quả công việc, các chương trình thăng tiến, v.v.Hỗ trợ chuẩn bị ngân sách hàng năm
Thực hiện những công việc khác do Quản lý ban nhân sự giao
Tham gia hỗ trợ HRM trong việc thực hiện các dự án và sáng kiến của nhóm
Mảng quản lý, đánh giá hiệu suất
Quá trình quản lý nhân sự này bao gồm việc xác định các kỳ vọng cụ thể rõ ràng, thiết lập mục tiêu, cung cấp phản hồi liên tục và kiểm tra kết quả.
Các mục tiêu được cá nhân hóa cho nhân viên, thay đổi linh hoạt. Điều này cung cấp cho nhân viên kết quả theo thời gian thực về cách họ đang hoạt động, để họ tự điều chỉnh cũng như mang lại cho họ niềm vui hoàn thành một việc nào đó (tương tự như sử dụng thiết bị theo dõi khi tập thể dục).
Xem thêm: Tổng hợp da heo chiên giòn giá tốt tháng 1, 2023, da heo chiên giòn, giá cập nhật 2 giờ trước
Mảng quản trị nguồn nhân lực
Hệ thống quản lý nguồn nhân lực (HRMS) hay Hệ thống thông tin nguồn nhân lực (HRIS) hoặc Quản lý nguồn nhân lực (HCM) là một dạng phần mềm Nguồn nhân lực (HR) kết hợp một số hệ thống và quy trình để đảm bảo quản lý nguồn nhân lực dễ dàng, quy trình kinh doanh và dữ liệu.
Phần mềm nhân sự được doanh nghiệp sử dụng để tự động hóa một số công việc nhân sự cần thiết trở nên đơn giản hơn. Chẳng hạn như lưu trữ dữ liệu nhân viên, chấm công, quản lý bảng lương, quản lý phúc lợi, tuyển dụng đào tạo, quản lý hiệu suất của nhân viên và theo dõi hồ sơ năng lực.
Mảng phân tích và báo cáo dữ liệu nhân sự
Trong những năm trở lại đây, công tác quản lý nhân sự đã được nâng lên tầm cao mới khi giờ đây ban lãnh đạo có thể sử dụng nguồn dữ liệu nhân sự để cho ra những quyết định đúng đắn.
Báo cáo dữ liệu nhân sự là các tài khoản được viết ra từ các tập dữ liệu và thước đo nhân sự khác nhau, được trình bày theo cách dễ hiểu.
Phân tích Nhân sự là quá trình kiểm tra và thu thập những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu được cung cấp bởi các báo cáo và khám phá các mối liên quan giữa các tập dữ liệu.
Tổng quan về nghề nhân sự là gì, những công việc cần làm và yêu cầu quan trọng đối với vị trí quản lý nhân sự của doanh nghiệp ngày nay.
Nhân sự là gì?
Nhân sự (Human Resources – HR) là một bộ phận của doanh nghiệp – chuyên phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên, đào tạo và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên. Phòng Nhân sự có vai trò rất quan trọng – là đầu mối giúp doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh hiện đại, cũng như đáp ứng sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng của thế kỷ 21.
John R. Commons – chuyên gia kinh tế học thể chế (institutional economist) của Hoa Kỳ – lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “nguồn nhân lực” (human resource) trong tác phẩm “The Distribution of Wealth” – xuất bản năm 1893. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 19, bộ phận Nhân sự mới thực sự phát triển – với nhiệm vụ giải quyết những bất hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Kỳ vọng dành cho bộ phận Nhân sự ngày nay
Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của đội ngũ quản lý nhân sự ngày nay tập trung chủ yếu vào 4 khía cạnh chính sau:
1. Xác định và thống nhất mục tiêu doanh nghiệp
Mỗi nhân viên phải biết rõ công ty ra đời hay tồn tại nhằm mục đích gì – khi đó, doanh nghiệp mới có thể thành công và phát triển bền vững. Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng phải hiểu rõ vị trí của mình có tác động hay ý nghĩa như thế nào đối với quá trình hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
2. Tuyển dụng nhân tài bằng cách tạo dựng, tiếp thị và quảng bá định vị giá trị nhân viên (EVP)
Thuật ngữ Định vị giá trị nhân viên (Employee Value Proposition – EVP) chỉ những yếu tố đặc trưng giúp doanh nghiệp “hấp dẫn” người lao động. Đó có thể là những điều hữu hình (lương thưởng, đãi ngộ, chế độ đào tạo…) hoặc vô hình (môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau…).
Sai lầm trong chiến lược quảng bá – truyền thông sẽ dẫn đến nhầm lẫn/ đánh giá sai lệch về tổ chức – tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch truyền thông và EVP phù hợp để không đánh mất sự tín nhiệm của ứng viên tiềm năng.
3. Tập trung vào điểm mạnh của nhân viên
Các doanh nghiệp cần cố gắng tìm hiểu những khả năng/ thế mạnh của ứng viên và nhân viên, tạo điều kiện hoặc giao cho họ những công việc giúp họ phát huy toàn bộ khả năng của mình.
Xem thêm: Xem 16+ tướng mũi đàn ông có mệnh giàu sang, phú quý cả đời, xem tướng mũi đàn ông chính xác nhất
4. Đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức
Để doanh nghiệp đạt tới thành công và phát triển bền vững, phòng nhân sự nói riêng và ban lãnh đạo nói chung cần đảm bảo mọi thành tích đạt được đều thống nhất với mục tiêu đã đề ra.
Tố chất của người làm nhân sự
Để thực hiện tốt vai trò của người làm nhân sự, yêu cầu quan trọng nhất của bạn là khả năng tương tác và quản lý con người tốt, biết cách giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ra, một số kỹ năng quan trọng khác bao gồm năng lực lãnh đạo quản lý, tư duy, ra quyết định, lắng nghe tích cực, khả năng thấu cảm, phân công công việc, v.v…
Khóa học nghề Nhân sự của ITD
Nâng tầm kỹ năng quản lý nhân viên và đóng góp chiến lược cho doanh nghiệp với các khóa học quản trị nhân sự của ITD ngay!